Người Việt và danh sách các thói hư tật xấu

  • Giá như

    • Để biện minh cho những sai lầm của mình người Việt thường nói giá như thế này, giá như thế kia thì sẽ tốt hơn. Lâu dần lời nói ấy trở thành thói quen của nhiều người như là một cách để trốn tránh những sai lầm khuyết điểm.

    Chiếu lệ

    • Người Việt ta có thói quen ra đường gặp chào nhau, đó gọi là phải phép, đôi khi chỉ là cái chào để lấy lệ chứ không thực tâm. Có người chào vì thấy ông ấy quen quen, chào vì ông ấy làm bên sở này, cơ quan nọ.

    Chú trọng quảng cáo ngắn hạn

    • Chắc chắn rất nhiều người đã chứng kiến cảnh trao tặng phần thưởng, giải thưởng, học bổng và các loại quà cáp nọ kia, trực tiếp hoặc qua màn ảnh truyền hình.

    Kêu khó

    • Có vị lãnh đạo ngành nông nghiệp được dân yêu mến vì hay lội ruộng và nhất là những khi thiên tai xảy ra đều có mặt. Thế nhưng, mãi mà nông dân chưa khá lên, sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu và bấp bênh, mỗi khi thiên tai là dân tình khốn khổ.

    Từ thiện đối phó 

    • Trước đây, báo chí đã lên tiếng nhiều về hiện tượng những ngôi nhà cho người nghèo làm xong thì người dân không dám ở, vì chất lượng quá kém, hay vị trí không phù hợp.

    Bệnh nguyên tắc

    • Theo nguyên tắc, muốn làm cái giấy tạm vắng, chị phải đi về thôn, công an thôn sẽ ký xác nhận vào đây chúng tôi mới giải quyết!

    Nói theo

    • Xảy ra dịch bệnh hoặc bão, lụt, trên các phương tiện truyền thông nước ta tràn ngập cụm từ “diễn biến phức tạp”. Các văn bản hành chính chuyên ngành và không chuyên ngành cũng tràn ngập cụm chữ đó.

    Giả, dối

    • Sáng sớm, nhà đài thông báo trong chương trình thời sự nghe đến giật mình: “Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, 70% mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường là giả!”. Một con số ai nghe cũng sợ, giật mình hỏi: “Ban quản lý thị trường đang ở đâu?

    Tranh thủ

    • Hẳn nhiều người từng nghe những câu đại loại: “Tôi tranh thủ nghỉ phép thăm gia đình”, “Mời bác ngồi chơi, em tranh thủ ăn bữa cơm”.

    Tất bật bận rộn

    Tư duy tầm phào

    • Một người bạn chỉ cho tôi chiếc xe máy vừa dừng bên đường. Đèn sau của chiếc xe được bao bọc một khung thép sáng loáng. Cái máy ở dưới cũng có thêm khung thép bao bọc và đến hai khung thép, một bên trái một bên phải.

    Làm láo, báo cáo hay

    • Không có nơi nào như ở ta, cứ nghe tới báo cáo thì ai cũng lắc đầu, bởi nó không phải là thực tế, không trung thực. Nó là một cái bệnh, lây lan nhanh và “hình như” không kiểm soát nổi.

    Nói vậy mà không phải vậy

    • “Nói vậy mà không phải vậy” là ngoài miệng nói một đằng nhưng trong bụng nghĩ một nẻo, ngoài miệng ca ngợi nhưng trong bụng coi thường, ngoài miệng cảm ơn nhưng trong bụng chê bai, lời nói có vẻ phục tùng nhưng thâm tâm âm ỉ sự chống đối.

    Thích dự án, đề án...

    • Ở nước ta hiện nay có khoảng hàng ngàn, hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ dự án mà không sao thống kê nổi. Trung ương có dự án của trung ương, tỉnh có dự án của tỉnh, huyện có dự án của huyện và thậm chí xã và thôn cũng có những dự án của mình.

    Thích kiểm tra người khác

    Bệnh suy diễn

    • Người Việt ta, nhiều người chỉ thích suy diễn thành ra thiếu thực tế, duy ý chí, ngộ nhận, tưởng là chân lý hóa ra ngụy lý, tưởng đi nhanh hóa ra chậm, thậm chí thụt lùi. 

    Không biết trọng chữ tín

    • Nguyễn Trãi đã từng nói: “Tín giả quốc chi bảo”, nghĩa là điều Tín là của quý của quốc gia. Nhưng trong thực tế “của quý của quốc gia đó” đã được áp dụng duy trì như thế nào?

    Bắt người khác phải thông cảm

    • “Mong anh (chị) thông cảm, nhà hàng hôm nay đông khách nên phục vụ hơi chậm”, những ai ít nhiều đi nhà hàng ở nước ta hẳn đã có lần nghe nhân viên nhà hàng nói như thế.

    Cạnh tranh trong những việc tầm thường

    • Cạnh tranh là động lực của phát triển. Nhưng đó là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh những cái chính đáng. Còn cạnh tranh những cái tầm thường, những cái nhỏ nhặt thì tác dụng lại hoàn toàn ngược lại.

    GDP đã về đến… xóm

    • Có một bài bình luận đã viết về hội chứng nói theo, viết theo: “Không chỉ có GDP của cả nước mà còn có GDP của từng tỉnh, từng huyện thậm chí phường xã cũng tính GDP”.

    Ít dám bảo vệ chính kiến

    • Tại một đại hội nọ ở địa phương kia, có một người được nhiều đại biểu đề cử bầu vào chức vụ lãnh đạo, ngoài những người dự kiến ban đầu.

    Hay 'tổ chức'

    • “Tổ chức” ở đây hiểu theo nghĩa thông thường của người Việt là nhân dịp này, dịp kia để tổ chức kỷ niệm, liên hoan. Hiên nay, một bộ phận người Việt mình rất thích việc tổ chức nổi đình nổi đám.

    Hay bắt chước

    • Một ông nông dân sang xã bên về nói: “Bà con bên đó trồng nhãn trúng lắm, năng suất cao, giá cao mà đất bên đó đâu tốt bằng đất bên mình”. Nói như thế là ông đã ham trồng nhãn. Rồi ông chặt cam trong vườn để trồng nhãn thật.

    Năm ngộ nhận về tham nhũng

    • Phải có sự dứt khoát trong lòng mới có sự dứt khoát trong hành động. Những ngộ nhận về bản chất tham nhũng của không ít người đang là lực cản rất lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng, thậm chí trở thành môi trường dung dưỡng... 

    Chiếm dụng

    • Cơ chế thị trường và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ đã kéo theo nhiều kiểu chiếm dụng tinh vi gây không ít phiền toái, thiệt hại cho xã hội.

    Đổ lỗi cho khách quan

    • Chắc hẳn trong cuộc sống ta thường nghe những câu như: Âu cũng là số phận; tôi cũng không muốn thế nhưng do hoàn cảnh ấy mà, hay hoàn cảnh quy định chứ giá điều kiện tốt hơn thì đã không thế này…

    'Bệnh' giả vờ

    • Mở miệng là kêu ca, nào lương thấp, công việc vất vả, thu nhập không ổn định... Trong các đợt bình bầu danh hiệu này nọ, hầu như những người được đề cử đều từ chối để... giới thiệu người khác.

    Bệnh hay hứa

    • Có thể nói hay hứa cũng là một căn bệnh thường thấy ở bất cứ đâu. Để tỏ ra rằng mình quan tâm tới ai đó và công việc nào đó, người ta vẫn thường hứa.

    'Cấm đánh bạc và uống rượu' thời xưa

    • “Cờ bạc là bác thằng bần”, các cụ ta xưa từng dạy vậy. Cờ bạc, rượu chè từ xưa đã gây biết bao đau khổ, oán sầu. Nó là một trong những nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ra bao cảnh nhà tan cửa nát.

    'Học để làm quan'

    • Trước đây học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã viết loạt bài “Xét tật mình” trên “Đông Dương tạp chí” trong đó có phần đề cập đến thực trạng học của dân mình như sau: “…học để mà học chớ không phải học để làm quan thì nước Nam ta thực hiếm…”.

    Bệnh cấp bậc

    • Nguyên nhân của căn bệnh này là cán bộ chưa gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ; vì mang chứng quan cách, ích kỷ, xem nhẹ lợi ích của tập thể... 

    Hay trách vặt

    • Ở nông thôn, đám tiệc không mời đủ họ hàng, láng giềng là bị trách, mời mà cỗ không ngon cũng bị trách. Ở cơ quan nhà nước, họp mà không được giới thiệu trước cũng trách. 

    Bệnh 'nói kháy, nói tức'

    • Có thể nói, lối ăn nói của từng con người có sự ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống văn hóa cũng như đời sống sinh hoạt.

    Không nói ra, sợ người ta không biết!!!

    • Có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”, nếu ai đó có tài năng thì mọi người sẽ cảm nhận được qua hành động, việc làm hằng ngày. Thế nhưng có người làm được cái gì đó bé cỏn con lại sợ không nói ra mọi người sẽ không biết.

    Phê bình... phê bôi

    • Phê bình văn học lại lôi cái chuyện say sưa rượu chè của người ta ra mà tố. Rồi chuyện bỏ vợ bỏ con, chuyện bồ bịch lăng nhăng của mấy ông văn sĩ cũng không tránh được bị phơi ra báo chí.

    Thích ra quân

    • Các đồng chí cảnh sát giao thông là hay ra quân nhất- mặc dù trật tự giao thông chưa có chuyển biến mấy. Tiếp đến là các đồng chí cảnh sát trật tự phường rồi mấy bác thanh tra và mới đây lại có thêm ngành giáo dục…

    Chủ nghĩa trung bình trong học tập

    • Chủ nghĩa trung bình đang là lối sống của không ít các bạn trẻ, nâng lên thành triết lý, nghệ thuật sống. Bằng lòng với kết quả đủ để gia đình và thầy cô giáo không có lý do để nhắc nhở và phê bình.

    Thích xin xỏ

    • Hình như người Việt ta thích xin xỏ? Khi tôi hỏi như vậy, một anh bạn của tôi phản đối bằng dẫn chứng truyền thống chống xâm lược mấy nghìn năm của dân tộc.

    'Bừa bãi'

    • Theo từ điển Tiếng Việt “bừa bãi” hiểu theo nghĩa thông thường là không tuân theo một trật tự nhất định, sống buông thả, sống bừa bộn...

    Văn hóa khen thưởng

    • Cơ quan X tổ chức “Hội thi cán bộ làm công tác dân vận khéo”. Có 12 thí sinh dự thi.  Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích, tổng cộng 12 giải, tức là ai  dự thi thì đều có giải thưởng.

    'Bệnh' khẩu hiệu

    • Dư luận gần đây rộ lên góp ý phê bình lối dài dòng văn tự, dập khuôn cứng nhắc của những bài diễn văn trên các diễn đàn, hội nghị, đại hội.

    'Xà xẻo'

    • Hẳn mọi người đều  nhớ  hình ảnh  cụ Lý , cụ Tổng trong những vùng quê thời phong kiến. Lúc đi ăn cỗ các cụ thường đem theo cái “bị” để “xén” thức ăn đem về nhà. Làng có việc gì nổi đình nổi đám y như rằng là có mặt các cụ . 

    Chân lý 'sờ voi'

    • Người đời từ bao năm nay đều biết đến câu chuyện “Thầy bói xem voi” và cười chê về sự phiến diện của các thầy bói đó.

    'Bệnh lí lịch'

    • Lâu nay trong các tổ chức, cơ quan nhà nước, mỗi khi xem xét đánh giá, cất nhắc, bổ nhiệm hay tiếp nhận một ai đó người ta thường rất quan tâm tới “lí lịch trích ngang”…

    Lén lút

    • Theo cách hiểu thông thường của người Việt “lén lút” có nghĩa là: đi lén, làm lén, nói lén. Tức là ở nơi làm việc hay công sở, lúc ngoài đường người Việt thường tranh thủ để “lén” mọi lúc mọi nơi.

    Né tránh

    • Hiểu một cách đơn giản né tránh là tránh khéo, không muốn đương đầu với thử thách khó khăn. Trong chiến tranh, bằng phương pháp “lấy ít địch nhiều” ông cha ta đã nhiều lần khiến kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo phải dừng bước.

    Sính hàng ngoại quá đáng

    • Có người nhận định phàm đã là dân Việt thì hầu hết đều thích dùng hàng hóa nước ngoài, còn gọi là hàng ngoại dưới nhiều cách thức.

    Họp nhai kẹo và nhận… phong bì

    • Có một thời gian họp hành bị dư luận đưa ra mổ xẻ bởi bản chất thực đã bị bóp méo dẫn đến hoang phí thời gian, tiền của trong khi hiệu quả công việc chẳng có sự tiến triển.

    Dễ dãi khi tiếp nhận nên hỏng việc!

    • Không ít người cho rằng đến nay nước ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với nền văn hóa nông nghiệp. Do vậy việc tổ chức cộng đồng, nhóm xã hội, gia đình và thậm chí đến cả nhiều công ăn việc làm khác nhau vẫn dựa trên nguyên tắc trọng tình, sau đó mới xét đến lý…

    'Mốt'

    • Nhớ lại Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước, cứ 10 người phụ nữ uốn tóc thì có đến 8 người mang kiểu đầu “chiến hạm” (kiểu tóc của một nữ nhân vật trong phim “Chiến hạm nổ tung ở cảng”, tóc cắt ngắn, không xoăn nhiều, uốn cụp vào gáy và hai bên má).

    Thiếu tác phong công nghiệp  

    • Khái niệm “tác phong công nghiệp” dường như vẫn xa lạ với số đông người Việt. Sự chậm chạp và lề mề trong công việc vốn đã trở thành vết hằn ăn sâu vào máu thịt của từng người...

    “Ma cũ bắt nạt ma mới”

    Dối, ẩu

    • Lý giải về tình trạng một số sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước khó cạnh tranh với hàng ngoại, không ít người cho rằng: do hàng ngoại được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, đã qua thời gian khấu hao thiết bị từ lâu, lại có nhiều cách trốn thuế nên giá bán rẻ, mặt khác, tâm lý sùng ngoại còn phổ biến.

    Văn hóa 09…

    • Văn hóa 09, có nghĩa là “văn hóa” điện thoại (nhất là điện thoại di động). Nhiều người “vô công rồi nghề” có tật… nháy máy. Hễ đầu dây bên kia đổ chuông là tắt.

    'Gấu' thế là lẽ tại sao?

    • Chuyện đội bóng đá xứ Nghệ suýt bị “mần thịt” trên xứ Thanh đang là đề tài gây xôn xao bàn luận. Nhiều người thắc mắc tại sao cổ động viên xứ Thanh lại “gấu” vậy, sân nhà, rồi sân khách, đều “quậy” tới bến, mới hết án kỷ luật.

    'Sợ nói thẳng'

    • Có vị thủ trưởng tâm sự: “Cho các cậu thoải mái bộc lộ tài năng trên diễn đàn, mình thì chỉ cần nhiều số phiếu”. Có vị còn tỏ ra khôn ngoan: “Nói gì cho nhiều, việc đâu có đó, nếu cỗ xe đang lao xuống, các cậu có è vai giữ lại được không, cứ để nó xuống hết dốc, tự khắc nó lại biết leo lên thôi”.

    Nặng nề trọng nam khinh nữ

    • Thâm căn cố đế trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta là làm sao phải có một người nối dõi dòng tộc, nhang khói cho những người đã khuất, dĩ nhiên đó phải là con trai mới làm được điều này.

    Tứ tung biển hiệu!

    • Biển hiệu là một cách giới thiệu, quảng cáo ngắn gọn, rõ nghĩa nhất cho một tổ chức, cá nhân, hay một sản phẩm, mặt hàng nào đó… mang đặc điểm, công dụng, chức năng riêng biệt.

    Chỉ biết mình

    Bệnh 'Tám'

    • Chuyện tán gẫu, theo ngôn ngữ của dân miền Bắc là “buôn dưa lê” và theo cách nói của người Nam Bộ là chuyện của “những bà Tám”. Đây là hiện tượng dường như không bao giờ chấm dứt tại các công sở.

    Cả nể

    • Nhiều người Việt ta thường hay mắc bệnh cả nể. Bệnh này không những làm cho pháp luật, kỷ cương không còn nghiêm minh mà còn kéo cả xã hội đi xuống. Họ không biết rằng điều đó tưởng đơn giản nhưng gây hậu quả về sau.

    Tư duy công và tư

    • Chẳng biết từ bao giờ, người Việt ta có lối tư duy tách bạch công và tư. Bất cứ việc gì hay vấn đề gì nảy sinh trong cuộc sống, khi xem xét trước tiên truy nguồn gốc nó là của công hay của tư, sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân, nó thuộc quyền quản lý của nhà nước hay của cá nhân.

    Chủ nghĩa kinh nghiệm

    • Lâu nay kinh nghiệm được vận dụng trong khá nhiều lĩnh vực đem lại hiệu quả nhất định. Song, nếu quá lạm dụng kinh nghiệm để thay thế tri thức khoa học thì lại gây nên những tác hại  không nhỏ cho cả cá nhân và tổ chức.

    'Kinh tế mặt tiền'

    • “Nhất cận thị, nhị cận giang”  đã trở nên lạc hậu. Ngày nay, chỉ có đất ở các vùng trung tâm, đặc biệt là đất mặt đường (mặt tiền) mới là “số một”. Đất mặt đường sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, làm ăn vì nhiều người đã quen với tư duy “kinh tế mặt tiền”.

    Bệnh vô cảm

    • Hiện nay, nhiều người dân Việt  - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

    Tinh tướng

    • Theo Đức Uy, tác giả sách “Bí ẩn tâm lý người Việt Nam” chúng ta có thể nhận biết người tinh tướng qua các dấu hiệu sau: “Hay tỏ ra mình là hơn người, giỏi hơn, khôn hơn, thông thạo hơn; Tỏ ra cái gì cũng tinh tường, hiểu biết mọi lĩnh vực.

    “Chiếc bánh” thành tích và “quả bóng” trách nhiệm

    • Tỉnh nọ có một học sinh vô địch trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Thế là người ta đua nhau tặng thưởng, chúc mừng… Tên của học sinh nọ có mặt trong tất cả các báo cáo, các bản thành tích của các cấp các ngành, được coi như một tín hiệu tiêu biểu cho những thành tích về văn hóa – giáo dục của tỉnh nhà!

    Làm theo phong trào

    • Thời nay, các phương tiện thông tin đại chúng tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của cuộc sống. Như nạn nhân của cơn bão Chanchu – do thông tin kịp thời nên được nhân dân cả nước giúp đỡ về tinh thần và vật chất, có gia đình được nhận hàng trăm triệu đồng.

    Quên lời dạy 'nhất nghệ tinh'

    • Tục ngữ có câu: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” để nói lên sự chí thú, chuyên tâm để ý đến một việc nhất định luôn có được thành quả đáng giá hơn là suy nghĩ viển vông, thiếu định hướng ...

    Thiếu văn hóa thương mại

    • “Mua gì hở em?”- hai chị bán rau cùng đon đả mời chào. Nhưng tôi chỉ cần mua ở một hàng thôi. Vậy là nghe tiếng chị bên kia tỏ ra rất khó chịu: “Xê ra cho người ta còn làm ăn. Mới sáng đã ám rồi”.

    Đi tắt

    • Trong cuộc sống hàng ngày hiện tượng đi ngang, về tắt luôn ăn sâu vào trong máu thịt của người Việt Nam chúng ta cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

    'Ngược đãi' sách

    • Từ xưa tới nay, không ai trở thành tài giỏi mà không đọc sách. Sách là nguồn tri thức quý giá, là người bạn, “người thầy vĩ đại” đối với con người. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng biết quý trọng và biết giữ gìn sách.

    Thiếu ý thức pháp luật

    • Tuy không phải trào lưu nhưng ý thức tuân thủ pháp luật của dân mình còn kém lắm. Nhẹ thì vi phạm Luật Giao thông, mắt trước mắt sau không thấy cảnh sát là vượt đèn đỏ.

    Thời vụ

    • Hai chữ thời vụ có lẽ quá quen thuộc với bà con nông dân. Cứ đến mùa thì gieo cấy đến mùa thì gặt hái.Vất vả cực nhọc mồ hôi công sức đổ cả vào đó và thành quả cũng chỉ mong vào đó.

    Cam chịu

    • Người Việt Nam ta tự ngàn xưa đã hun đúc được cho mình một đức tính quý, đó là tính kiên nhẫn. Nhưng đức tính đó giờ đã bị chuyển hóa trong một bộ phận người Việt, biến họ trở thành những người Việt cam chịu...

    'Điếc không sợ súng'

    • Trước hết là chuyện coi thường mạng sống của chính mình. Hàng ngày chúng ta đều nghe đài, báo lên án thói vô trách nhiệm, vô đạo đức của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà chà đạp lên sự an toàn của bao người.

    Tâm khẩu bất đồng

    • Người Trung Quốc thường dẫn câu mà dường như chỉ có một con người duy nhất xuất sắc trong lịch sử của họ làm được là Bao Thanh Thiên, với cuộc hành trình thiên khó vạn nan: “Tâm phục – khẩu phục”.

    Kính chuyển và bồi dưỡng

    • Kính chuyển theo cách nghĩ đơn thuần vẫn là dưới chuyển lên trên nhưng có những kiểu chuyển mà người ta thấy tức cười. Còn chuyện bồi dưỡng “phong bì lót tay, xong ngay công việc” là thường ngày ở huyện mà cũng chỉ nước ta mới nặng thế.

    Hội chứng 'thạc sỹ, tiến sỹ'

    • Anh thạc sỹ hóa học bị anh cử nhân xã hội học dồn vào chân tường. Bí quá, anh thạc sỹ nổi cáu: “Cậu là cử nhân mà dám tranh luận với tớ là thạc sỹ, thật không biết xấu hổ".

    Quen lối mòn

    • Tình trạng sinh viên đi theo lối mòn thật đáng báo động. Những bài tiểu luận đều là coppy, cắt dán từ sách này, sách kia. Sinh viên cũng xuề xoà: Anh chị đi trước làm thế, thầy cô chẳng nói gì...

    'Nghe nói...'

    • “Nghe nói bác vừa trúng số?”, “nghe nói cô ta ngoại tình”, “nghe nói thằng đó vũ phu lắm”… Những câu phỏng đoán vu vơ ấy dường như ở nơi nào cũng thấy. Bởi vậy mới có lắm chuyện bi hài xảy ra.

    Ngậm miệng ăn tiền

    • Trái với cảnh “cả vú lấp miệng em”, là cảnh “ngậm miệng ăn tiền”. Ngậm miệng là một cách nhẫn nhục thì đã xong, vì biết nhẫn nhục là một đức tính quý báu ở đời.

    Ẩu

    • GĐ một bệnh viện ở thị xã nọ cầm dao mổ là hay gây tai họa. Mổ sản phụ làm chết thai nhi, cắt ruột thừa làm rách ruột già, ông mổ xong bệnh nhân thường phải chạy lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.

    Vô Duyên

    • Có câu 'Những người chưa nói đã cười/ Chưa đi đã chạy là người vô duyên'. Suy rộng ra, khi ai đó có lời nói, việc làm vô ý, không đúng nơi đúng chỗ, không hấp dẫn, làm người xung quanh khó chịu đều thuộc loại vô duyên.

    Sợ trách nhiệm

    • Có câu chuyện vui: Ba anh chàng, một làm thợ bánh mì, một làm ở ngân hàng và một làm kỹ sư xây dựng. Họ hỏi nhau đối với nghề nghiệp của từng người thì bộ phận nào quan trọng nhất.

    Tưởng thông minh hóa ra tinh vặt

    • Người Việt từ xưa thường phải đối chọi với thiên nhiên, với bao khó khăn chồng chất trong cuộc sống, với chiến tranh kéo dài, nên mặc dầu có trí thông minh, có óc sáng tạo nhưng chưa hội đủ điều kiện hoặc tư chất để phát huy. “Cái khó bó cái khôn” là vậy…

    Còi to cho vượt

    • Người Việt hiện tại rất hóm hỉnh khi tự trào phúng “còi to cho vượt”. Một chiếc xe muốn vượt lên, nó phải có tốc độ lớn hơn chiếc xe phía trước, vả lại, xe tải cồng kềnh, có còi rất to, nhưng tốc độ chậm làm sao mà vượt.

    Tự nhiên như...

    • Nhiều người khi đến nhà khác thường ngó cái này, ngắm cái kia, sờ chỗ này, chạm chỗ nọ mà chưa hỏi ý kiến chủ nhà. Có người thích thú với đồ vật trong nhà người khác đến mức đem ra xem xét, bình luận.

    'Chả nhẽ'

    • Trước khi quyết định một sự việc người ta thường cân nhắc mọi mặt liên quan để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh những điều rủi ro có thể. Song sự cân nhắc kín kẽ nhẽ này, nhẽ khác có khi lại đưa ta vào vòng luẩn quẩn không đáng có.

    Coi uy tín cơ quan nhà nước như 'của chùa'

    • “Của chùa” là của cải ở chùa, bá tánh có thể ăn (như vật phẩm sau cúng tế), có thể sử dụng (hương để đốt, chổi để quét, nước để rửa) mà không mất tiền. Nhưng không có nghĩa “của chùa” là vô chủ. Bởi chùa có sư sãi và tăng ni phật tử.

    Phong bì tứ ngả!

    • Sau đợt bổ nhiệm cán bộ vừa qua, anh vẫn chưa được thăng chức dù chuyên môn rất giỏi.

    Khi phương tiện trở thành mục đích

    • Rõ nhất là cách ứng xử với đồng tiền. Nguyễn Công Trứ đã từng than thở: “Hôi tanh chẳng thú vị gì. Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu”. Không biết bao người cho rằng: “Tiền mua được tất cả”.

    Qua loa đại khái

    • Những người trẻ tuổi đặc biệt là sinh viên thường “Ăn uống qua loa có quan trọng gì đâu”. Có khi buổi sáng nắm xôi, buổi trưa cái bánh mì là xong. Sức khỏe là vốn quý vậy mà xem thường.

    Tính toán thiển cận

    • Lương Dũ Thúc viết trong  “Nông Cổ Mín Đàm” năm 1901: “Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi kể chi sự phí.

    Nửa vời

    • Chúng ta từng bàn về sự “khôn vặt” của người Việt, sự khôn ngoan đó nổi lên qua câu: Người khôn ăn nói nửa chừng/Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.

    Khoe khoang

    Không “Liệu cơm gắp mắm”

    • Biết vươn lên phấn đấu là điều ai cũng phải khen, ngưỡng mộ. Thế nhưng nhiều người không thấy được thực lực của mình, làm một nói mười, làm ít nói nhiều, làm láo báo cáo hay... sinh ra căn bệnh thành tích mà xã hội lên án.

    Thích 'giáo dục'

    • Ở mọi lúc mọi nơi hầu như mọi người có chức vụ lớn nhỏ nào đó đều mạnh dạn hùng hồn và long trọng đề cập “công tác giáo dục”  nhằm làm “chuyển biến nhận thức xã hội”...

    Không chính kiến

    • Không ít người lấy “im lặng là vàng” “dĩ hòa vi quý”, “chín bỏ làm mười” làm phương châm sống. Lối ứng xử này có thể phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể như giải quyết mối quan hệ vợ chồng, gia đình, bè bạn.

    Bệnh giấy tờ

    • Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, giấy tờ trở thành công cụ đắc lực phục vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, các nhà xuất bản và mỗi cá nhân... Song nạn “giấy tờ” cũng là một vấn đề của xã hộ 

    Phép vua thua lệ làng

    • “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia,  được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên.

    Coi công sở là “gia đình”

    • Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt, công sở là nơi làm việc của cơ quan nhà nước nói chung. Nghĩa là mọi người đến đó chỉ để làm việc. Nếu ai đó coi công sở  là tổ ấm gia đình thì sẽ....

    Sính ngoại

    • Vẫn biết đang hội nhập toàn cầu thì việc dùng chữ nước ngoài khi “giao lưu” là cần thiết. Nhưng quá đề cao “chữ ngoại” đến mức lạm dụng thì thật khó chấp nhận.

    Khôn vặt, gian vặt...

    • Nặng nhất trong những thứ trên là “gian vặt”, thực ra chỉ thẳng ra là “ăn cắp vặt”. Điều này có dễ làm chúng ta bị tổn thương không? Nếu chúng ta không nhìn thẳng vào căn bệnh này thì hậu quả sẽ rất trầm trọng.

    Triết lý “Con rùa”

    Thói quen nhờ vả

    Tùy tiện

    • Người đi bộ qua đường đáng lẽ đi trên làn đường của mình thì cứ “tiện đâu đi đó”. Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, dừng đỗ xe tuỳ tiện, lái xe chạy ngược chiều không hiếm gặp.

    Dài dòng

    • Trong cuộc sống hiện tại, dài dòng là một căn bệnh phổ biến của người  Việt. Dài dòng văn tự chỉ tốn thời gian và gây nhàm chán.

    Định kiến

    • Nhà tâm lý học Christopher Stont đã khẳng định: “Trong thâm tâm mọi người rất ái ngại trước cái mới, cái tiến bộ, chính vì thế họ cố nép mình sau những định kiến”.

    Hứa suông

    • Trong cuộc sống, hầu như ai cũng có lần nói ra lời hứa. Lời hứa giúp chúng ta định hướng hành động của mình cho phù hợp. Giá trị của lời hứa cũng như việc thực hiện lời hứa là một tiêu chí làm thước đo để đánh giá con người.

    Tự do vô kỉ luật

    • Bất kì một tổ chức nào cũng cần phải có kỉ luật, nội qui mới tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp hiện nay, ý thức kỉ luật phải được đặt lên hàng đầu. Tiếc rằng thói tuỳ tiện, tự do vô kỉ luật - sản phẩm của một nền tiểu nông trong suốt thời gian dài trước đây đã ăn sâu trong đầu óc người Việt.

    Đi ngang về tắt

    • Từ thủa xa xưa, người Việt chúng ta đã có một thói quen “vô cùng thú vị” - đi tắt, nhảy hàng rào. Thủa ấy vườn tược rộng thênh thang, ngõ vào nhà quanh co với hai hàng râm bụt, cây dây leo dập dìu uốn lượn đẹp mê ly.

    Đố kỵ

    • Chị X sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, về quê làm được cái nhà cao tầng. Nhà chị xây càng cao thì càng làm mất lòng hàng xóm! Rồi tin đồn, tiếng thị phi về chị bỗng chốc loan ra khắp trong làng ngoài xã.

     

0 nhận xét:

Đăng nhận xét