This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Vì sao ta nên sử dụng nồi inox thanh nhiệt

Lý do vì sao chúng ta lại nên sử dụng nồi inox thanh nhiệt:

  • Để bảo vệ môi trường sạch sẽ, trong sạch vì cách đun bếp truyền thống cổ điển là bằng than thì lại rất ô nhiễm không chỉ cho khổ chủ mà còn lan ra cả hàng xóm chung quanh. Khí than gây ung thư, làm mục sắt, đồ điện tử, hủy hoại khí quyển, gây ô nhiễm không khí, gây hiệu ứng nhà kính, tạo thời tiết cực đoan. Hàng xóm sống gần đó cũng bị vạ lây. Hiện nay tôi thấy ở khu vực phố Chùa Hà - Cầu Giấy đã cấm các quán ăn đun than tại đây thật văn minh. Tuy nhiên mô hình này chưa được nhân rộng ra các nơi khác.

  • Việc dùng nồi inox thanh nhiệt tiết kiệm chi phí hàng tháng lại bằng 70% khi đun than, rẻ hơn gas hơn một nửa. Không phải nhấc nồi ra nhấc nồi vào khi thay than. Nó chỉ tốn khi đun trong 20-30 phút đầu tiên cho nhiệt độ nước lên đến 100 độ C. Nhiều quán không biết có loại nồi này nên đã bỏ chi phí làm tum hút mùi đắt đỏ mà lại không hiệu quả, vẫn phải ngửi mùi than liên tục. Nhất là vào thời điểm mùa Hè rất nóng nực và oi bức, lại phải ngửi mùi than khó chịu, không thể đun trong phòng có điều hòa.

  • Bộ nồi bằng inox 202 hàng nhập khẩu xước sáng đẹp, ai nhìn vào cũng thích, bền bỉ, dễ sửa chữa, an toàn, không lo hở điện vì đã có hệ thống át chống giật, sẽ tắt hoàn toàn hệ thống khi có hở điện. Át made in Korea.

  • Bộ nồi của một công ty sản xuất inox uy tín, đã có mặt lâu trên thị trường, xưởng sản xuất và máy móc công nghệ đầy đủ, có chế độ bảo hành lâu dài, có hóa đơn VAT, mẫu mã đẹp, có thể thiết kế theo yêu cầu inox 201, 202 nhập khẩu hoặc 304 cao cấp đắt tiền. Giá cả hợp lý và sẽ giao động lên hoặc xuống theo từng thời kỳ cụ thể. Khách hàng có thể yên tâm khi đặt hàng tại đây.


Hotline:


Mr. Tùng  (Trưởng phòng kinh doanh)  
09.36.49.66.79   -   098.55.00.886


 

Nguy cơ nhiễm độc từ Nhôm Tái Chế

Xoong, nồi tái chế từ nhôm thải được ngâm tẩm trong hóa chất trở nên trắng bóng đang được bán tràn lan với giá rẻ trên thị trường.


Nguy cơ nhiễm độc từ lò tái chế nhôm78

Nhôm thải được tập kết trong lò đốt nhôm
Nguy cơ nhiễm độc từ lò tái chế nhôm5Nồi, xoong nhôm làm từ nhôm thải vứt la liệt trong xưởng
Nguy cơ nhiễm độc từ lò tái chế nhôm12Cận cảnh lò tái chế nhôm phế liệu
Nguy cơ nhiễm độc từ lò tái chế nhômBể chứa hóa chất dùng để tẩy trắng nồi, xoong làm từ nhôm tái chế
Nguy cơ nhiễm độc từ lò tái chế nhôm3Xỉ nhôm, khói bụi từ các lò đốt nhôm thủ công bức tử môi trường - Ảnh: Nguyễn Tuấn

Từ lâu, làng Mẫn Xá, xã Văn Môn (H.Yên Phong, Bắc Ninh) được coi là làng tái chế nhôm có quy mô lớn nhất miền Bắc với trên 300 lò tái chế, đúc nhôm lớn nhỏ. Trung bình làng này tái chế 8.000 - 10.000 tấn nhôm phế thải mỗi năm. 

Vừa đặt chân đến đầu làng, chúng tôi đã cảm thấy ngạt thở vì mùi khét, hăng hắc nồng nặc  thải ra từ các lò đốt nhôm. Hàng chục cột khói đua nhau nhả khói đen sì. Trong các xưởng tái chế, nhôm phế liệu được chất chồng thành đống cao ngất chờ vào lò để nung chảy. Vỏ lon bia, xoong nồi cũ, dây điện, phụ tùng máy móc, vành xe hỏng, khung nhôm kính... được thu mua ở khắp nơi sau đó tập kết về xưởng. 

Qua tìm hiểu, nhôm thải được các đầu nậu thu mua tập kết về Mẫn Xá với giá rẻ. Cụ thể lon bia có giá 23.000 đồng - 25.000 đồng/kg; khung cửa nhôm thải giá 27.000 đồng - 29.000 đồng/kg...
Xưởng bà N. chừng 100 m2, bên trong có một lò đốt đắp bằng gạch đất, nhưng được coi là một trong những xưởng có quy mô ở Mẫn Xá, trung bình mỗi ngày thu mua và tái chế 2 - 3 tấn nhôm phế thải. 

Nhôm thải được đổ thẳng vào lò nấu chảy với nhiệt cao bằng than đá. Hai công nhân trong xưởng bịt khăn kín mít chỉ hở mắt liên tục thay nhau dùng xẻng xúc bột nhôm vẫn đang đỏ lừ đổ thẳng ra nền đất rồi đưa vào khuôn cát đúc phôi. Tiếp đó, phôi nhôm hoàn thiện được dùng máy cán, kéo thành các vật dụng, trong đó phần lớn là các sản phẩm dùng để đun nấu như nồi, xoong. “Trong công đoạn tái chế, thông thường cứ 1 kg nhôm thải, mình sẽ thu về 7 - 8 lạng” - bà chủ tiết lộ. 

Công nghệ đánh bóng


Các sản phẩm xoong nồi sản xuất từ nhôm tái chế có độ tinh khiết thấp, dễ lẫn các tạp chất kim loại nặng khác như chì, asen, cadimi… Trong quá trình đun nấu, đựng các đồ ăn mặn, chua dễ bị ăn mòn, điện hóa tạo ra những vết lỗ chỗ, lỗ hổng lớn làm cho ion nhôm bị thôi ra lẫn vào đồ ăn thức uống sẽ rất nguy hiểm

TS La Thế Vinh, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hóa học (Trường đại học Bách khoa Hà Nội)

Nhôm tái chế sau khi ra lò thường có màu đen xỉn vì lẫn nhiều tạp chất. Tuy nhiên khi được cán thành xoong, nồi bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm này đều có màu sắc sáng loáng. Trong vai nhà buôn tìm mối hàng lớn xuất đi các tỉnh, chúng tôi đã tiếp cận được các xưởng tái chế để tìm hiểu quy trình hoàn thiện và công nghệ đánh bóng loại mặt hàng này. 

Tại xưởng sản xuất của anh Bốn (ở thôn Mẫn Xá), lúc nào cũng có 5 công nhân làm việc cật lực. Mỗi ngày lò của anh Bốn xuất hàng trăm chiếc xoong, nồi cho các mối hàng tiêu thụ đi các vùng lân cận. Sau khi được cán kéo hoàn thiện, xoong nồi đủ cỡ lớn nhỏ được vứt la liệt khắp nền đất. Trong khu vực xưởng luôn có sẵn một bể nước màu đen kịt dùng ngâm nồi, xoong nhôm thành phẩm. “Bể nước này đã được pha chế hóa chất để tẩy trắng cho nhôm” - chủ xưởng cho biết. 

Nồi, xoong vào ngâm trong bể hóa chất khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rồi lập tức được rửa lại bằng nước sạch. Trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ, hơn chục nồi nhôm có màu ố vàng, xỉn xỉn  trở thành sáng bóng. “Không độc hại gì đâu. Dùng hóa chất đánh bóng nồi nhôm để làm mới, đưa ra thị trường bắt khách hơn chứ để màu xỉn làm gì có ai mua” - ông chủ giải thích. 
Cũng trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã tiếp tục phát hiện thêm một xưởng chuyên đánh bóng, nồi, xoong, mâm nhôm có sử dụng hóa chất tại đường hẻm gần kề lối dẫn vào khu vực phía sau Nhà hỏa táng Văn Điển. Khu xưởng là dãy nhà lụp xụp, rộng chừng gần 100 m2. Cánh cổng sắt duy nhất dẫn vào xưởng đóng cửa suốt ngày, chỉ mở ra khi nhập hàng về và xuất hàng đi. Gian bên ngoài khu xưởng là nơi tập kết mâm, chậu, nồi nhôm đưa về để tráng bóng trước khi xuất hàng đi tiêu thụ. Gian bên trong là công xưởng, chỉ có một dây chuyền đốt nhôm phế liệu thô sơ và bể chứa hóa chất đen kịt. Dưới nền đất, hàng chục các thùng hóa chất nguyên tem nhãn đã qua sử dụng vứt khắp nơi. 

Hai loại hóa chất xưởng này thường xuyên sử dụng để đánh bóng, làm sáng nhôm là CrO3 có giá 94.000 đồng/kg đóng thùng 50 kg và dung dịch HNO3 có giá 12.000 đồng/kg đóng can 35 kg. Theo công nhân làm việc trong xưởng, các hóa chất trên được nhiều xưởng tái chế nhôm dùng để đánh bóng các đồ gia dụng.
Từ các lò tái chế nhôm, xoong nồi giá rẻ được các thương lái vận chuyển tiêu thụ khắp các tỉnh thành. Chỉ mất 20.000 - 30.000 đồng đã có thể mua được một chiếc nồi nhôm mới tinh, bóng loáng. Trong khi đó nồi nhôm có nhãn mác, xuất xứ cụ thể cùng loại có giá cao hơn gấp 4 - 5 lần. 

“Bức tử” môi trường, gây hại sức khỏe

Hằng ngày, hàng trăm lò tái chế nhôm ở Mẫn Xá thải ra khí độc hại gây ô nhiễm môi trường  trầm trọng. “Khi các xưởng đồng loạt đốt nhôm, cả làng Mẫn Xá như đại công trường, bụi khói đen sì mùi khét lẹt theo gió bay xa hàng trăm mét. Nhiều hôm đóng cửa mà vẫn cảm thấy tức ngực, khó thở” - một người dân thôn Bình An, xã Đông Thọ bức xúc nói. Trong quá  trình tái chế nhôm, xỉ than từ các lò đốt nhôm đổ kín cánh đồng, cây cỏ héo rụi. Ao hồ nước đen kịt vì nhiễm độc, xác cá nổi chết lềnh bềnh. 

“Người dân ở chính thôn Mẫn Xá chủ yếu mắc các bệnh viêm đường hô hấp, ngoài da, đường tiêu hóa do ô nhiễm khói, bụi, nguồn nước, chất thải chưa được xử lý xả trực tiếp ra bên ngoài… trong đó phần lớn là người già và trẻ em. Số lượng người chết vì ung thư chiếm 50% ở Mẫn Xá” - bác sĩ Nguyễn Văn Duy, Trạm trưởng Trạm y tế xã Văn Môn thông tin.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Hậu, Phó chủ tịch UBND xã Văn Môn (H.Yên Phong) cho biết, hiện cả thôn Mẫn Xá có hơn 300 hộ làm nghề đúc, tái chế nhôm phế liệu… chủ yếu mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình nên hầu hết không được cấp giấy phép kinh doanh. Ông Hậu thừa nhận các cơ sở này gây ô nhiễm môi trường nhưng do lợi nhuận từ tái chế nhôm quá lớn, trung bình mỗi lò tái chế nhôm cho lãi 500.000 - 600.000 đồng/ngày nên “không thể cấm họ ngừng sản xuất được”. Còn về vấn đề sử dụng hóa chất trong công nghệ tái chế, đánh bóng nồi xoong nhôm, ông Hậu cho rằng do các lò hoạt động “bí mật” nên xã không nắm được.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ung thư 

TS La Thế Vinh, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hóa học (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, các sản phẩm xoong nồi sản xuất từ nhôm tái chế có độ tinh khiết thấp, dễ lẫn các tạp chất kim loại nặng khác như chì, asen, cadimi… Trong quá trình đun nấu, đựng các đồ ăn mặn, chua dễ bị ăn mòn, điện hóa tạo ra những vết lỗ chỗ, lỗ hổng lớn làm cho ion nhôm bị thôi ra lẫn vào đồ ăn thức uống sẽ rất nguy hiểm. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuần hoàn máu... gây giảm sút trí nhớ, phản ứng trì trệ. TS Vinh khuyến cáo người dân không nên sử dụng nồi, xoong nhôm để đun nấu đặc biệt các sản phẩm nhà bếp từ nhôm tái chế.

Theo nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Thị Kim Thái, Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường đại học Xây dựng, trong các máy biến thế, tụ điện phế thải (mà các lò tái chế nhôm thường thu mua), có một hợp chất độc hại chứa trong dầu thải là chất PCB. PCB là một hợp chất hữu cơ rất khó phân hủy. Chất độc này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích lũy trong các mô mỡ, làm biến đổi gien và có nguy cơ gây ung thư cao.

"Dậy sóng" với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Nội dung bài viết như sau:

"Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất". Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?


Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?"