This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Vì sao ta nên dùng, Inox 304, trong nhiều sản phẩm




Inox 304 là loại Inox phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới. Inox 304 chiếm đến 50% lượng thép không gỉ được sản xuất trên toàn cầu(Cao hơn hẳn so với inox 201 và 202). Ở Úc thì con số này dao động từ 50%-60. Inox 304 được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng ở mọi lĩnh vực. Có thể thấy inox 304 ở mọi nơi xung quanh cuộc sống hàng ngày của Quý khách như: Xoong, chảo, nồi, thìa, nĩa, bàn, ghế, đồ trang trí…

- Loại Inox 304 có hàm lượng Cacbon thấp, các mối hàn hay nếp gấp sẽ không bị gỉ như inox thường.
  

- Tính chống ăn mòn: Inox 304 đã thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi được tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Inox 304 có khả năng chống gỉ trong hầu hết ứng dụng của ngành kiến trúc, trong hầu hết các môi trường của quá trình chế biến thực phẩm và rất dễ vệ sinh. Ngoài ra, Inox 304 còn thể hiện khả năng chống ăn mòn của mình trong ngành dệt nhuộm và trong hầu hết các Acid vô cơ.

- Khả năng chịu nhiệt: Inox 304 chỉ bị oxi hóa ở nhiệt độ 870 độ C, và tiếp tục thể hiện được lên đến nhiệt độ 925 độ C tùy vào hàm lượng và thành phần các nguyên tố..


Giống như các loại thép trong dòng Austenitic, thì từ tính của Inox 304 là rất yếu và hầu như là không có. Nhưng sau khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp, thì từ tính lại rất mạnh (điều này đi ngược lại với quá trình tôi).

Ngoài ra, Inox 304 chỉ có thể được tăng cứng trong môi trường có nhiệt độ thấp. Ứng suất đàn hồi cao nhất mà Inox 304 có thể đạt được là 1000MPa,điều này còn được ảnh hưởng bởi các yếu tố như số lượng và hình dạng của vật liệu.

Tôi là phương pháp chính để sản xuất ra Inox 304. Người ta sẽ gia nhiệt lên đến 1010 độ C – 1120 độ C, và sau đó sẽ làm lạnh đột ngột bằng cách nhúng vào nước lạnh.

Khả năng gia công

Inox 304 có khả năng tạo hình rất tốt, nó có thể dát mỏng mà không cần gia nhiệt. Điều này làm cho Inox này độc quyền trong lĩnh vực sản xuất các chi tiết Inox. 



Ví dụ: chậu rửa, chảo, nồi… Ngoài ra, tính chất này còn làm cho Inox 304 được ứng dụng làm dây thắng trong công nghiệp và các phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp…

Inox 304 thể hiện khả năng hàn tuyệt vời, loại inox này phù hợp với tất cả các kỹ thuật hàn (trừ kỹ thuật hàn gió đá). Khả năng cắt gọt của Inox 304 kém hơn so với các loại thép Carbon, khi gia công vật liệu này trên các máy công cụ, thì phải yêu cầu tốc độ quay thấp, quán tính lớn, dụng cụ cắt phải cứng, bén và không quên dùng nước làm mát.

So sánh về chi phí

Dưới đây là bảng so sánh về chi phí khi sử dụng inox 304 so với các loại vật liệu khác: 



 

 

Gia công, lắp đặt Inox Kinh Doanh, Inox Dân Dụng, Nhà hàng, Shop giá rẻ tại Hà Nội



Trung Thành là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, thiết kế, gia công, lắp đặt,các sản phẩm về Inox, Kính cho Nhà Hàng, Tòa Nhà, Dân dụng, Shop Thời Trang, Shop Giày Dép từ năm 2004 đến nay, thương hiệu đã có uy tín trên thị trường.

Sản xuất, thi công chuyên nghiệp, thiết kế đồng bộ về các sản phẩm Inox:

  • Mái Sảnh inox và kính cho Tòa nhà
  • Bể Chứa công nghiệp, vuông, tròn.
  • Cung cấp, thi công Kính cường lực, Kính màu cho tòa nhà, nhà hàng
Sản xuất, thiết kế, thi công Thiết bị inox Nhà Hàng:
  • Giá Để Chén bát,
  • Xe Đẩy
  • Tum Hút Mùi inox
  • Bàn Ghế inox
  • Giá Treo Ly quầy bar inox
  • Bể Cá inox
  • Tủ Đông, Tủ Mát, bếp âu, bếp á, Lò nướng inox... 

Sản xuất, thiết kế, thi công sản phẩm inox dân dụng:
  • Hàng Rào inox
  • Cầu Thang inox, Cầu thang kính inox 304, 201
  • Cửa Kéo inox, Cửa Chống Trộm inox, Cổng inox 304, 201
  • Lan Can inox, Lan Can Kính 304, 201
  • Xích Đu inox

Sản xuất, thiết kế, thi công Tủ Bếp inox 304, 201 các loại 
  • Khung tủ bằng inox nhập khẩu, zoăng cánh tủ bằng từ vĩnh cửu, bản lề inox, cánh tủ được làm nhập khẩu nguyên chiếc chất liệu Composite màu sắc đa dạng, phong phú. Đặc tính: Hiện đại, siêu bền, dễ vệ sinh, dễ lắp đặt, tiện nghi, lịch sự.

Phân phối lắp đặt: 
  •  Bếp điện, Bếp từ, Bếp công nghiệp, Bếp ga âm, Bếp ga dương, Hút khử mùi, Máy rửa bát chén, Máy sấy bát, Chậu vòi rửa bát, nhập khẩu từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, thương hiệu lớn: Faster, Binova, Abbaka, Marbella.

Sản xuất, thiết kế, thi công Sản phẩm inox cho: 
  • Siêu Thị, Shop Thời Trang, Shop Giày Dép, Giá Treo inox, Kệ để quần áo inox...

Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phù hợp, mẫu mã đa dạng mang lại nhiều lợi ích nhất, chất lượng tốt nhất và giá cả rẻ nhất. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, cùng với các thiết bị máy móc hiện đại. Quý khách sẽ thấy hài lòng bằng sự đa dạng chủng loại về hàng hoá và phục phụ của chúng tôi.

Dựa trên số lượng, khối lượng, sau khi có số liệu đo đạc thực tế chúng tôi sẽ báo giá cho quý khách mức giá thấp nhất có thể.

  • Tư vấn, thiết kế và vận chuyển miễn phí 100%.

Xin vui lòng liên hệ theo số máy này với giá cả hợp lý rẻ nhất:

Mr. Tùng   098 55 00 886 – 0914 539 818

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT INOX TRUNG THÀNH

(Uy Tín, Chất lượng, Giá rẻ) 

Địa chỉ showroom: 352 Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội

Xưởng SX: 707 Nguyễn Hoàng Tôn

Nhà máy: khu CN Vĩnh Tuy, Hà Nội

Email: TungJ168@gmail.com 
Blog: luachoncophieu.blogspot.com




Mái sảnh Inox và kính, Cổng Inox, Hàng rào Inox, đẹp, siêu bền, sang trọng

Trung Thành là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, thiết kế, gia công, lắp đặt,các sản phẩm về Inox, Kính cho Tòa Nhà, Dân dụng từ năm 2004 đến nay.

Sản xuất, thi công chuyên nghiệp, thiết kế đồng bộ về các sản phẩm Inox:
  • Mái Sảnh inox và kính cho Tòa nhà
  • Hàng Rào inox
  • Cửa Kéo, Cửa Chống Trộm inox, Cổng inox

Cong Inox biet thu

Cong Inox biet thu

Cong Inox lien ke
Cong inox, Cua inox, hang rao inox

Cong inox, Cua inox, hang rao inox

Cong inox, Cua inox, hang rao inox

Cong inox, Cua inox, hang rao inox

Cong inox, Cua inox, hang rao inox

Mai sanh inox, mai sanh kinh

Mai sanh inox, mai sanh kinh

Mai sanh inox, mai sanh kinh

Mai sanh inox, mai sanh kinh

Mai sanh inox, mai sanh kinh

Mai sanh inox, mai sanh kinh


Xin vui lòng liên hệ theo số máy này với giá cả hợp lý rẻ nhất:


Mr. Tùng 098 55 00 886 – 0914 539 818

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT INOX TRUNG THÀNH
(Uy Tín, Chất lượng, Giá rẻ)
Địa chỉ showroom: 352 Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội
Xưởng SX: 707 Nguyễn Hoàng Tôn
Nhà máy: khu CN Vĩnh Tuy, Hà Nội

Email: TungJ168@gmail.com

Hà Nội ngập nước tháng mưa bão 8/2013, Album ảnh sưu tập

- Hiện tượng úng ngập của Hà Nội là do nhiều yếu tố, như cốt nền thấp trong khi hệ thống thoát nước nhiều bất cập. Hà Nội đã mở rộng, phân thành 3 vùng thoát nước, song hệ thống cống rãnh chưa thay đổi, một số tuyến cống đã được làm mới song chưa hoàn chỉnh, như đoạn cống tại Lò Đúc ách tắc khiến khu vực hồ Gươm bị ngập. Khu Keangnam ở phía tây cũng bị úng ngập nặng do chưa kết nối vào hệ thống thoát nước chung.

Bên cạnh đó, diện tích mặt nước hồ điều hòa rất hạn chế, nhất là với những cơn mưa lưu lượng 150-200 mm thì cần trữ nước vào hồ điều hòa. Diện tích hồ phải chiếm 5-7% diện tích tự nhiên của đô thị, song hiện nay Hà Nội có 111 hồ ngoại thành, 70 hồ nội thành với khoảng 6.000 ha, quá nhỏ so với 330.000 ha diện tích tự nhiên, chưa đáp ứng được diện tích tối thiểu để điều hòa nước khi mưa lớn.

Trong khi, hàng loạt hồ, kênh mương lại bị lấn chiếm do ý thức của con người mà không được mở rộng. Hệ thống cống của chúng ta thường xuyên bị người dân xả rác vô tội vạ, rất vất vả để duy tu bảo dưỡng.


Người Việt và danh sách các thói hư tật xấu

  • Giá như

    • Để biện minh cho những sai lầm của mình người Việt thường nói giá như thế này, giá như thế kia thì sẽ tốt hơn. Lâu dần lời nói ấy trở thành thói quen của nhiều người như là một cách để trốn tránh những sai lầm khuyết điểm.

    Chiếu lệ

    • Người Việt ta có thói quen ra đường gặp chào nhau, đó gọi là phải phép, đôi khi chỉ là cái chào để lấy lệ chứ không thực tâm. Có người chào vì thấy ông ấy quen quen, chào vì ông ấy làm bên sở này, cơ quan nọ.

    Chú trọng quảng cáo ngắn hạn

    • Chắc chắn rất nhiều người đã chứng kiến cảnh trao tặng phần thưởng, giải thưởng, học bổng và các loại quà cáp nọ kia, trực tiếp hoặc qua màn ảnh truyền hình.

    Kêu khó

    • Có vị lãnh đạo ngành nông nghiệp được dân yêu mến vì hay lội ruộng và nhất là những khi thiên tai xảy ra đều có mặt. Thế nhưng, mãi mà nông dân chưa khá lên, sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu và bấp bênh, mỗi khi thiên tai là dân tình khốn khổ.

    Từ thiện đối phó 

    • Trước đây, báo chí đã lên tiếng nhiều về hiện tượng những ngôi nhà cho người nghèo làm xong thì người dân không dám ở, vì chất lượng quá kém, hay vị trí không phù hợp.

    Bệnh nguyên tắc

    • Theo nguyên tắc, muốn làm cái giấy tạm vắng, chị phải đi về thôn, công an thôn sẽ ký xác nhận vào đây chúng tôi mới giải quyết!

    Nói theo

    • Xảy ra dịch bệnh hoặc bão, lụt, trên các phương tiện truyền thông nước ta tràn ngập cụm từ “diễn biến phức tạp”. Các văn bản hành chính chuyên ngành và không chuyên ngành cũng tràn ngập cụm chữ đó.

    Giả, dối

    • Sáng sớm, nhà đài thông báo trong chương trình thời sự nghe đến giật mình: “Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, 70% mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường là giả!”. Một con số ai nghe cũng sợ, giật mình hỏi: “Ban quản lý thị trường đang ở đâu?

    Tranh thủ

    • Hẳn nhiều người từng nghe những câu đại loại: “Tôi tranh thủ nghỉ phép thăm gia đình”, “Mời bác ngồi chơi, em tranh thủ ăn bữa cơm”.

    Tất bật bận rộn

    Tư duy tầm phào

    • Một người bạn chỉ cho tôi chiếc xe máy vừa dừng bên đường. Đèn sau của chiếc xe được bao bọc một khung thép sáng loáng. Cái máy ở dưới cũng có thêm khung thép bao bọc và đến hai khung thép, một bên trái một bên phải.

    Làm láo, báo cáo hay

    • Không có nơi nào như ở ta, cứ nghe tới báo cáo thì ai cũng lắc đầu, bởi nó không phải là thực tế, không trung thực. Nó là một cái bệnh, lây lan nhanh và “hình như” không kiểm soát nổi.

    Nói vậy mà không phải vậy

    • “Nói vậy mà không phải vậy” là ngoài miệng nói một đằng nhưng trong bụng nghĩ một nẻo, ngoài miệng ca ngợi nhưng trong bụng coi thường, ngoài miệng cảm ơn nhưng trong bụng chê bai, lời nói có vẻ phục tùng nhưng thâm tâm âm ỉ sự chống đối.

    Thích dự án, đề án...

    • Ở nước ta hiện nay có khoảng hàng ngàn, hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ dự án mà không sao thống kê nổi. Trung ương có dự án của trung ương, tỉnh có dự án của tỉnh, huyện có dự án của huyện và thậm chí xã và thôn cũng có những dự án của mình.

    Thích kiểm tra người khác

    Bệnh suy diễn

    • Người Việt ta, nhiều người chỉ thích suy diễn thành ra thiếu thực tế, duy ý chí, ngộ nhận, tưởng là chân lý hóa ra ngụy lý, tưởng đi nhanh hóa ra chậm, thậm chí thụt lùi. 

    Không biết trọng chữ tín

    • Nguyễn Trãi đã từng nói: “Tín giả quốc chi bảo”, nghĩa là điều Tín là của quý của quốc gia. Nhưng trong thực tế “của quý của quốc gia đó” đã được áp dụng duy trì như thế nào?

    Bắt người khác phải thông cảm

    • “Mong anh (chị) thông cảm, nhà hàng hôm nay đông khách nên phục vụ hơi chậm”, những ai ít nhiều đi nhà hàng ở nước ta hẳn đã có lần nghe nhân viên nhà hàng nói như thế.

    Cạnh tranh trong những việc tầm thường

    • Cạnh tranh là động lực của phát triển. Nhưng đó là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh những cái chính đáng. Còn cạnh tranh những cái tầm thường, những cái nhỏ nhặt thì tác dụng lại hoàn toàn ngược lại.

    GDP đã về đến… xóm

    • Có một bài bình luận đã viết về hội chứng nói theo, viết theo: “Không chỉ có GDP của cả nước mà còn có GDP của từng tỉnh, từng huyện thậm chí phường xã cũng tính GDP”.

    Ít dám bảo vệ chính kiến

    • Tại một đại hội nọ ở địa phương kia, có một người được nhiều đại biểu đề cử bầu vào chức vụ lãnh đạo, ngoài những người dự kiến ban đầu.

    Hay 'tổ chức'

    • “Tổ chức” ở đây hiểu theo nghĩa thông thường của người Việt là nhân dịp này, dịp kia để tổ chức kỷ niệm, liên hoan. Hiên nay, một bộ phận người Việt mình rất thích việc tổ chức nổi đình nổi đám.

    Hay bắt chước

    • Một ông nông dân sang xã bên về nói: “Bà con bên đó trồng nhãn trúng lắm, năng suất cao, giá cao mà đất bên đó đâu tốt bằng đất bên mình”. Nói như thế là ông đã ham trồng nhãn. Rồi ông chặt cam trong vườn để trồng nhãn thật.

    Năm ngộ nhận về tham nhũng

    • Phải có sự dứt khoát trong lòng mới có sự dứt khoát trong hành động. Những ngộ nhận về bản chất tham nhũng của không ít người đang là lực cản rất lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng, thậm chí trở thành môi trường dung dưỡng... 

    Chiếm dụng

    • Cơ chế thị trường và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ đã kéo theo nhiều kiểu chiếm dụng tinh vi gây không ít phiền toái, thiệt hại cho xã hội.

    Đổ lỗi cho khách quan

    • Chắc hẳn trong cuộc sống ta thường nghe những câu như: Âu cũng là số phận; tôi cũng không muốn thế nhưng do hoàn cảnh ấy mà, hay hoàn cảnh quy định chứ giá điều kiện tốt hơn thì đã không thế này…

    'Bệnh' giả vờ

    • Mở miệng là kêu ca, nào lương thấp, công việc vất vả, thu nhập không ổn định... Trong các đợt bình bầu danh hiệu này nọ, hầu như những người được đề cử đều từ chối để... giới thiệu người khác.

    Bệnh hay hứa

    • Có thể nói hay hứa cũng là một căn bệnh thường thấy ở bất cứ đâu. Để tỏ ra rằng mình quan tâm tới ai đó và công việc nào đó, người ta vẫn thường hứa.

    'Cấm đánh bạc và uống rượu' thời xưa

    • “Cờ bạc là bác thằng bần”, các cụ ta xưa từng dạy vậy. Cờ bạc, rượu chè từ xưa đã gây biết bao đau khổ, oán sầu. Nó là một trong những nguyên nhân gây tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ra bao cảnh nhà tan cửa nát.

    'Học để làm quan'

    • Trước đây học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã viết loạt bài “Xét tật mình” trên “Đông Dương tạp chí” trong đó có phần đề cập đến thực trạng học của dân mình như sau: “…học để mà học chớ không phải học để làm quan thì nước Nam ta thực hiếm…”.

    Bệnh cấp bậc

    • Nguyên nhân của căn bệnh này là cán bộ chưa gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ; vì mang chứng quan cách, ích kỷ, xem nhẹ lợi ích của tập thể... 

    Hay trách vặt

    • Ở nông thôn, đám tiệc không mời đủ họ hàng, láng giềng là bị trách, mời mà cỗ không ngon cũng bị trách. Ở cơ quan nhà nước, họp mà không được giới thiệu trước cũng trách. 

    Bệnh 'nói kháy, nói tức'

    • Có thể nói, lối ăn nói của từng con người có sự ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống văn hóa cũng như đời sống sinh hoạt.

    Không nói ra, sợ người ta không biết!!!

    • Có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương”, nếu ai đó có tài năng thì mọi người sẽ cảm nhận được qua hành động, việc làm hằng ngày. Thế nhưng có người làm được cái gì đó bé cỏn con lại sợ không nói ra mọi người sẽ không biết.

    Phê bình... phê bôi

    • Phê bình văn học lại lôi cái chuyện say sưa rượu chè của người ta ra mà tố. Rồi chuyện bỏ vợ bỏ con, chuyện bồ bịch lăng nhăng của mấy ông văn sĩ cũng không tránh được bị phơi ra báo chí.

    Thích ra quân

    • Các đồng chí cảnh sát giao thông là hay ra quân nhất- mặc dù trật tự giao thông chưa có chuyển biến mấy. Tiếp đến là các đồng chí cảnh sát trật tự phường rồi mấy bác thanh tra và mới đây lại có thêm ngành giáo dục…

    Chủ nghĩa trung bình trong học tập

    • Chủ nghĩa trung bình đang là lối sống của không ít các bạn trẻ, nâng lên thành triết lý, nghệ thuật sống. Bằng lòng với kết quả đủ để gia đình và thầy cô giáo không có lý do để nhắc nhở và phê bình.

    Thích xin xỏ

    • Hình như người Việt ta thích xin xỏ? Khi tôi hỏi như vậy, một anh bạn của tôi phản đối bằng dẫn chứng truyền thống chống xâm lược mấy nghìn năm của dân tộc.

    'Bừa bãi'

    • Theo từ điển Tiếng Việt “bừa bãi” hiểu theo nghĩa thông thường là không tuân theo một trật tự nhất định, sống buông thả, sống bừa bộn...

    Văn hóa khen thưởng

    • Cơ quan X tổ chức “Hội thi cán bộ làm công tác dân vận khéo”. Có 12 thí sinh dự thi.  Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 6 giải khuyến khích, tổng cộng 12 giải, tức là ai  dự thi thì đều có giải thưởng.

    'Bệnh' khẩu hiệu

    • Dư luận gần đây rộ lên góp ý phê bình lối dài dòng văn tự, dập khuôn cứng nhắc của những bài diễn văn trên các diễn đàn, hội nghị, đại hội.

    'Xà xẻo'

    • Hẳn mọi người đều  nhớ  hình ảnh  cụ Lý , cụ Tổng trong những vùng quê thời phong kiến. Lúc đi ăn cỗ các cụ thường đem theo cái “bị” để “xén” thức ăn đem về nhà. Làng có việc gì nổi đình nổi đám y như rằng là có mặt các cụ . 

    Chân lý 'sờ voi'

    • Người đời từ bao năm nay đều biết đến câu chuyện “Thầy bói xem voi” và cười chê về sự phiến diện của các thầy bói đó.

    'Bệnh lí lịch'

    • Lâu nay trong các tổ chức, cơ quan nhà nước, mỗi khi xem xét đánh giá, cất nhắc, bổ nhiệm hay tiếp nhận một ai đó người ta thường rất quan tâm tới “lí lịch trích ngang”…

    Lén lút

    • Theo cách hiểu thông thường của người Việt “lén lút” có nghĩa là: đi lén, làm lén, nói lén. Tức là ở nơi làm việc hay công sở, lúc ngoài đường người Việt thường tranh thủ để “lén” mọi lúc mọi nơi.

    Né tránh

    • Hiểu một cách đơn giản né tránh là tránh khéo, không muốn đương đầu với thử thách khó khăn. Trong chiến tranh, bằng phương pháp “lấy ít địch nhiều” ông cha ta đã nhiều lần khiến kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo phải dừng bước.

    Sính hàng ngoại quá đáng

    • Có người nhận định phàm đã là dân Việt thì hầu hết đều thích dùng hàng hóa nước ngoài, còn gọi là hàng ngoại dưới nhiều cách thức.

    Họp nhai kẹo và nhận… phong bì

    • Có một thời gian họp hành bị dư luận đưa ra mổ xẻ bởi bản chất thực đã bị bóp méo dẫn đến hoang phí thời gian, tiền của trong khi hiệu quả công việc chẳng có sự tiến triển.

    Dễ dãi khi tiếp nhận nên hỏng việc!

    • Không ít người cho rằng đến nay nước ta cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, với nền văn hóa nông nghiệp. Do vậy việc tổ chức cộng đồng, nhóm xã hội, gia đình và thậm chí đến cả nhiều công ăn việc làm khác nhau vẫn dựa trên nguyên tắc trọng tình, sau đó mới xét đến lý…

    'Mốt'

    • Nhớ lại Hà Nội những năm 70 của thế kỷ trước, cứ 10 người phụ nữ uốn tóc thì có đến 8 người mang kiểu đầu “chiến hạm” (kiểu tóc của một nữ nhân vật trong phim “Chiến hạm nổ tung ở cảng”, tóc cắt ngắn, không xoăn nhiều, uốn cụp vào gáy và hai bên má).

    Thiếu tác phong công nghiệp  

    • Khái niệm “tác phong công nghiệp” dường như vẫn xa lạ với số đông người Việt. Sự chậm chạp và lề mề trong công việc vốn đã trở thành vết hằn ăn sâu vào máu thịt của từng người...

    “Ma cũ bắt nạt ma mới”

    Dối, ẩu

    • Lý giải về tình trạng một số sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước khó cạnh tranh với hàng ngoại, không ít người cho rằng: do hàng ngoại được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, đã qua thời gian khấu hao thiết bị từ lâu, lại có nhiều cách trốn thuế nên giá bán rẻ, mặt khác, tâm lý sùng ngoại còn phổ biến.

    Văn hóa 09…

    • Văn hóa 09, có nghĩa là “văn hóa” điện thoại (nhất là điện thoại di động). Nhiều người “vô công rồi nghề” có tật… nháy máy. Hễ đầu dây bên kia đổ chuông là tắt.

    'Gấu' thế là lẽ tại sao?

    • Chuyện đội bóng đá xứ Nghệ suýt bị “mần thịt” trên xứ Thanh đang là đề tài gây xôn xao bàn luận. Nhiều người thắc mắc tại sao cổ động viên xứ Thanh lại “gấu” vậy, sân nhà, rồi sân khách, đều “quậy” tới bến, mới hết án kỷ luật.

    'Sợ nói thẳng'

    • Có vị thủ trưởng tâm sự: “Cho các cậu thoải mái bộc lộ tài năng trên diễn đàn, mình thì chỉ cần nhiều số phiếu”. Có vị còn tỏ ra khôn ngoan: “Nói gì cho nhiều, việc đâu có đó, nếu cỗ xe đang lao xuống, các cậu có è vai giữ lại được không, cứ để nó xuống hết dốc, tự khắc nó lại biết leo lên thôi”.

    Nặng nề trọng nam khinh nữ

    • Thâm căn cố đế trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ta là làm sao phải có một người nối dõi dòng tộc, nhang khói cho những người đã khuất, dĩ nhiên đó phải là con trai mới làm được điều này.

    Tứ tung biển hiệu!

    • Biển hiệu là một cách giới thiệu, quảng cáo ngắn gọn, rõ nghĩa nhất cho một tổ chức, cá nhân, hay một sản phẩm, mặt hàng nào đó… mang đặc điểm, công dụng, chức năng riêng biệt.

    Chỉ biết mình

    Bệnh 'Tám'

    • Chuyện tán gẫu, theo ngôn ngữ của dân miền Bắc là “buôn dưa lê” và theo cách nói của người Nam Bộ là chuyện của “những bà Tám”. Đây là hiện tượng dường như không bao giờ chấm dứt tại các công sở.

    Cả nể

    • Nhiều người Việt ta thường hay mắc bệnh cả nể. Bệnh này không những làm cho pháp luật, kỷ cương không còn nghiêm minh mà còn kéo cả xã hội đi xuống. Họ không biết rằng điều đó tưởng đơn giản nhưng gây hậu quả về sau.

    Tư duy công và tư

    • Chẳng biết từ bao giờ, người Việt ta có lối tư duy tách bạch công và tư. Bất cứ việc gì hay vấn đề gì nảy sinh trong cuộc sống, khi xem xét trước tiên truy nguồn gốc nó là của công hay của tư, sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân, nó thuộc quyền quản lý của nhà nước hay của cá nhân.

    Chủ nghĩa kinh nghiệm

    • Lâu nay kinh nghiệm được vận dụng trong khá nhiều lĩnh vực đem lại hiệu quả nhất định. Song, nếu quá lạm dụng kinh nghiệm để thay thế tri thức khoa học thì lại gây nên những tác hại  không nhỏ cho cả cá nhân và tổ chức.

    'Kinh tế mặt tiền'

    • “Nhất cận thị, nhị cận giang”  đã trở nên lạc hậu. Ngày nay, chỉ có đất ở các vùng trung tâm, đặc biệt là đất mặt đường (mặt tiền) mới là “số một”. Đất mặt đường sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, làm ăn vì nhiều người đã quen với tư duy “kinh tế mặt tiền”.

    Bệnh vô cảm

    • Hiện nay, nhiều người dân Việt  - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

    Tinh tướng

    • Theo Đức Uy, tác giả sách “Bí ẩn tâm lý người Việt Nam” chúng ta có thể nhận biết người tinh tướng qua các dấu hiệu sau: “Hay tỏ ra mình là hơn người, giỏi hơn, khôn hơn, thông thạo hơn; Tỏ ra cái gì cũng tinh tường, hiểu biết mọi lĩnh vực.

    “Chiếc bánh” thành tích và “quả bóng” trách nhiệm

    • Tỉnh nọ có một học sinh vô địch trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Thế là người ta đua nhau tặng thưởng, chúc mừng… Tên của học sinh nọ có mặt trong tất cả các báo cáo, các bản thành tích của các cấp các ngành, được coi như một tín hiệu tiêu biểu cho những thành tích về văn hóa – giáo dục của tỉnh nhà!

    Làm theo phong trào

    • Thời nay, các phương tiện thông tin đại chúng tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của cuộc sống. Như nạn nhân của cơn bão Chanchu – do thông tin kịp thời nên được nhân dân cả nước giúp đỡ về tinh thần và vật chất, có gia đình được nhận hàng trăm triệu đồng.

    Quên lời dạy 'nhất nghệ tinh'

    • Tục ngữ có câu: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết” để nói lên sự chí thú, chuyên tâm để ý đến một việc nhất định luôn có được thành quả đáng giá hơn là suy nghĩ viển vông, thiếu định hướng ...

    Thiếu văn hóa thương mại

    • “Mua gì hở em?”- hai chị bán rau cùng đon đả mời chào. Nhưng tôi chỉ cần mua ở một hàng thôi. Vậy là nghe tiếng chị bên kia tỏ ra rất khó chịu: “Xê ra cho người ta còn làm ăn. Mới sáng đã ám rồi”.

    Đi tắt

    • Trong cuộc sống hàng ngày hiện tượng đi ngang, về tắt luôn ăn sâu vào trong máu thịt của người Việt Nam chúng ta cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

    'Ngược đãi' sách

    • Từ xưa tới nay, không ai trở thành tài giỏi mà không đọc sách. Sách là nguồn tri thức quý giá, là người bạn, “người thầy vĩ đại” đối với con người. Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng biết quý trọng và biết giữ gìn sách.

    Thiếu ý thức pháp luật

    • Tuy không phải trào lưu nhưng ý thức tuân thủ pháp luật của dân mình còn kém lắm. Nhẹ thì vi phạm Luật Giao thông, mắt trước mắt sau không thấy cảnh sát là vượt đèn đỏ.

    Thời vụ

    • Hai chữ thời vụ có lẽ quá quen thuộc với bà con nông dân. Cứ đến mùa thì gieo cấy đến mùa thì gặt hái.Vất vả cực nhọc mồ hôi công sức đổ cả vào đó và thành quả cũng chỉ mong vào đó.

    Cam chịu

    • Người Việt Nam ta tự ngàn xưa đã hun đúc được cho mình một đức tính quý, đó là tính kiên nhẫn. Nhưng đức tính đó giờ đã bị chuyển hóa trong một bộ phận người Việt, biến họ trở thành những người Việt cam chịu...

    'Điếc không sợ súng'

    • Trước hết là chuyện coi thường mạng sống của chính mình. Hàng ngày chúng ta đều nghe đài, báo lên án thói vô trách nhiệm, vô đạo đức của nhiều nhà sản xuất, kinh doanh chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà chà đạp lên sự an toàn của bao người.

    Tâm khẩu bất đồng

    • Người Trung Quốc thường dẫn câu mà dường như chỉ có một con người duy nhất xuất sắc trong lịch sử của họ làm được là Bao Thanh Thiên, với cuộc hành trình thiên khó vạn nan: “Tâm phục – khẩu phục”.

    Kính chuyển và bồi dưỡng

    • Kính chuyển theo cách nghĩ đơn thuần vẫn là dưới chuyển lên trên nhưng có những kiểu chuyển mà người ta thấy tức cười. Còn chuyện bồi dưỡng “phong bì lót tay, xong ngay công việc” là thường ngày ở huyện mà cũng chỉ nước ta mới nặng thế.

    Hội chứng 'thạc sỹ, tiến sỹ'

    • Anh thạc sỹ hóa học bị anh cử nhân xã hội học dồn vào chân tường. Bí quá, anh thạc sỹ nổi cáu: “Cậu là cử nhân mà dám tranh luận với tớ là thạc sỹ, thật không biết xấu hổ".

    Quen lối mòn

    • Tình trạng sinh viên đi theo lối mòn thật đáng báo động. Những bài tiểu luận đều là coppy, cắt dán từ sách này, sách kia. Sinh viên cũng xuề xoà: Anh chị đi trước làm thế, thầy cô chẳng nói gì...

    'Nghe nói...'

    • “Nghe nói bác vừa trúng số?”, “nghe nói cô ta ngoại tình”, “nghe nói thằng đó vũ phu lắm”… Những câu phỏng đoán vu vơ ấy dường như ở nơi nào cũng thấy. Bởi vậy mới có lắm chuyện bi hài xảy ra.

    Ngậm miệng ăn tiền

    • Trái với cảnh “cả vú lấp miệng em”, là cảnh “ngậm miệng ăn tiền”. Ngậm miệng là một cách nhẫn nhục thì đã xong, vì biết nhẫn nhục là một đức tính quý báu ở đời.

    Ẩu

    • GĐ một bệnh viện ở thị xã nọ cầm dao mổ là hay gây tai họa. Mổ sản phụ làm chết thai nhi, cắt ruột thừa làm rách ruột già, ông mổ xong bệnh nhân thường phải chạy lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu.

    Vô Duyên

    • Có câu 'Những người chưa nói đã cười/ Chưa đi đã chạy là người vô duyên'. Suy rộng ra, khi ai đó có lời nói, việc làm vô ý, không đúng nơi đúng chỗ, không hấp dẫn, làm người xung quanh khó chịu đều thuộc loại vô duyên.

    Sợ trách nhiệm

    • Có câu chuyện vui: Ba anh chàng, một làm thợ bánh mì, một làm ở ngân hàng và một làm kỹ sư xây dựng. Họ hỏi nhau đối với nghề nghiệp của từng người thì bộ phận nào quan trọng nhất.

    Tưởng thông minh hóa ra tinh vặt

    • Người Việt từ xưa thường phải đối chọi với thiên nhiên, với bao khó khăn chồng chất trong cuộc sống, với chiến tranh kéo dài, nên mặc dầu có trí thông minh, có óc sáng tạo nhưng chưa hội đủ điều kiện hoặc tư chất để phát huy. “Cái khó bó cái khôn” là vậy…

    Còi to cho vượt

    • Người Việt hiện tại rất hóm hỉnh khi tự trào phúng “còi to cho vượt”. Một chiếc xe muốn vượt lên, nó phải có tốc độ lớn hơn chiếc xe phía trước, vả lại, xe tải cồng kềnh, có còi rất to, nhưng tốc độ chậm làm sao mà vượt.

    Tự nhiên như...

    • Nhiều người khi đến nhà khác thường ngó cái này, ngắm cái kia, sờ chỗ này, chạm chỗ nọ mà chưa hỏi ý kiến chủ nhà. Có người thích thú với đồ vật trong nhà người khác đến mức đem ra xem xét, bình luận.

    'Chả nhẽ'

    • Trước khi quyết định một sự việc người ta thường cân nhắc mọi mặt liên quan để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh những điều rủi ro có thể. Song sự cân nhắc kín kẽ nhẽ này, nhẽ khác có khi lại đưa ta vào vòng luẩn quẩn không đáng có.

    Coi uy tín cơ quan nhà nước như 'của chùa'

    • “Của chùa” là của cải ở chùa, bá tánh có thể ăn (như vật phẩm sau cúng tế), có thể sử dụng (hương để đốt, chổi để quét, nước để rửa) mà không mất tiền. Nhưng không có nghĩa “của chùa” là vô chủ. Bởi chùa có sư sãi và tăng ni phật tử.

    Phong bì tứ ngả!

    • Sau đợt bổ nhiệm cán bộ vừa qua, anh vẫn chưa được thăng chức dù chuyên môn rất giỏi.

    Khi phương tiện trở thành mục đích

    • Rõ nhất là cách ứng xử với đồng tiền. Nguyễn Công Trứ đã từng than thở: “Hôi tanh chẳng thú vị gì. Thế mà ai cũng kẻ vì người yêu”. Không biết bao người cho rằng: “Tiền mua được tất cả”.

    Qua loa đại khái

    • Những người trẻ tuổi đặc biệt là sinh viên thường “Ăn uống qua loa có quan trọng gì đâu”. Có khi buổi sáng nắm xôi, buổi trưa cái bánh mì là xong. Sức khỏe là vốn quý vậy mà xem thường.

    Tính toán thiển cận

    • Lương Dũ Thúc viết trong  “Nông Cổ Mín Đàm” năm 1901: “Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) là bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất, là vì người ta tiên liệu đại lợi kể chi sự phí.

    Nửa vời

    • Chúng ta từng bàn về sự “khôn vặt” của người Việt, sự khôn ngoan đó nổi lên qua câu: Người khôn ăn nói nửa chừng/Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.

    Khoe khoang

    Không “Liệu cơm gắp mắm”

    • Biết vươn lên phấn đấu là điều ai cũng phải khen, ngưỡng mộ. Thế nhưng nhiều người không thấy được thực lực của mình, làm một nói mười, làm ít nói nhiều, làm láo báo cáo hay... sinh ra căn bệnh thành tích mà xã hội lên án.

    Thích 'giáo dục'

    • Ở mọi lúc mọi nơi hầu như mọi người có chức vụ lớn nhỏ nào đó đều mạnh dạn hùng hồn và long trọng đề cập “công tác giáo dục”  nhằm làm “chuyển biến nhận thức xã hội”...

    Không chính kiến

    • Không ít người lấy “im lặng là vàng” “dĩ hòa vi quý”, “chín bỏ làm mười” làm phương châm sống. Lối ứng xử này có thể phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể như giải quyết mối quan hệ vợ chồng, gia đình, bè bạn.

    Bệnh giấy tờ

    • Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, giấy tờ trở thành công cụ đắc lực phục vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước, trường học, các nhà xuất bản và mỗi cá nhân... Song nạn “giấy tờ” cũng là một vấn đề của xã hộ 

    Phép vua thua lệ làng

    • “Phép vua” là biểu hiện cho tinh thần pháp luật của quốc gia,  được các trạng nguyên - những người có học cao nhất, rồi các quan lại trong triều là những người được tuyển chọn từ các trạng nguyên, cùng vua lập ra, vậy mà thua cả “lệ làng” được chăng hay chớ, do con người cũng như điều kiện thổ nhưỡng và hoàn cảnh xã hội ở làng tạo nên.

    Coi công sở là “gia đình”

    • Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt, công sở là nơi làm việc của cơ quan nhà nước nói chung. Nghĩa là mọi người đến đó chỉ để làm việc. Nếu ai đó coi công sở  là tổ ấm gia đình thì sẽ....

    Sính ngoại

    • Vẫn biết đang hội nhập toàn cầu thì việc dùng chữ nước ngoài khi “giao lưu” là cần thiết. Nhưng quá đề cao “chữ ngoại” đến mức lạm dụng thì thật khó chấp nhận.

    Khôn vặt, gian vặt...

    • Nặng nhất trong những thứ trên là “gian vặt”, thực ra chỉ thẳng ra là “ăn cắp vặt”. Điều này có dễ làm chúng ta bị tổn thương không? Nếu chúng ta không nhìn thẳng vào căn bệnh này thì hậu quả sẽ rất trầm trọng.

    Triết lý “Con rùa”

    Thói quen nhờ vả

    Tùy tiện

    • Người đi bộ qua đường đáng lẽ đi trên làn đường của mình thì cứ “tiện đâu đi đó”. Hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, dừng đỗ xe tuỳ tiện, lái xe chạy ngược chiều không hiếm gặp.

    Dài dòng

    • Trong cuộc sống hiện tại, dài dòng là một căn bệnh phổ biến của người  Việt. Dài dòng văn tự chỉ tốn thời gian và gây nhàm chán.

    Định kiến

    • Nhà tâm lý học Christopher Stont đã khẳng định: “Trong thâm tâm mọi người rất ái ngại trước cái mới, cái tiến bộ, chính vì thế họ cố nép mình sau những định kiến”.

    Hứa suông

    • Trong cuộc sống, hầu như ai cũng có lần nói ra lời hứa. Lời hứa giúp chúng ta định hướng hành động của mình cho phù hợp. Giá trị của lời hứa cũng như việc thực hiện lời hứa là một tiêu chí làm thước đo để đánh giá con người.

    Tự do vô kỉ luật

    • Bất kì một tổ chức nào cũng cần phải có kỉ luật, nội qui mới tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong xã hội công nghiệp hiện nay, ý thức kỉ luật phải được đặt lên hàng đầu. Tiếc rằng thói tuỳ tiện, tự do vô kỉ luật - sản phẩm của một nền tiểu nông trong suốt thời gian dài trước đây đã ăn sâu trong đầu óc người Việt.

    Đi ngang về tắt

    • Từ thủa xa xưa, người Việt chúng ta đã có một thói quen “vô cùng thú vị” - đi tắt, nhảy hàng rào. Thủa ấy vườn tược rộng thênh thang, ngõ vào nhà quanh co với hai hàng râm bụt, cây dây leo dập dìu uốn lượn đẹp mê ly.

    Đố kỵ

    • Chị X sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động, về quê làm được cái nhà cao tầng. Nhà chị xây càng cao thì càng làm mất lòng hàng xóm! Rồi tin đồn, tiếng thị phi về chị bỗng chốc loan ra khắp trong làng ngoài xã.

     

Khủng hoảng tài chính châu Á 1997

Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á.

Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.
Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.

Nguyên nhân

Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.

Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đó còn ở MIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế Đông Á". Ông ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là do kết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động. Trong khi đó, năng suất tổng nhân tố lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rất nhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên. Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng năng suất tổng nhân tố không thôi, mà không cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sự thịnh vượng dài hạn. Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiên tri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã từng phát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước được chiều sâu của nó.

Các dòng vốn nước ngoài kéo vào

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức.)

Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á.

Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.

Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài.

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thống tiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh tế ASEAN. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại Subang Jaya, Malaysia đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7 năm 1997 nêu rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này. Ngẫu nhiên là trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước chịu tác động của khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấp cao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biện pháp Dàn xếp cho vay mới. Trước đó một năm, Bộ trưởng Tài chính của các nước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 3 tại Kyoto, Nhật Bản vào ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung, các bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp định chung về cho vay và Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.

Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

Diễn biến

Thái Lan

Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi.
Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.

Philippines

Sau khi khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, ngày 3 tháng 7 ngân hàng trung ương Philippines đã cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng peso bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn (lãi suất cho vay qua đêm) từ 15% lên 24%. Đồng peso vẫn mất giá nghiêm trọng, từ 26 peso ăn một dollar xuống còn 38 vào năm 2000 và còn 40 vào cuối khủng hoảng.

Khủng hoảng tài chính nghiêm trọng thêm do khủng hoảng chính trị liên quan tới các vụ bê bối của tổng thống Joseph Estrada. Do khủng hoảng chính trị, vào năm 2001, Chỉ số Tổng hợp PSE của thị trường chứng khoán Philippines giảm xuống còn khoảng 1000 điểm từ mức cao khoảng 3000 điểm hồi năm 1997. Nó kéo theo việc đồng peso thêm mất giá.

Giá trị của đồng peso chỉ được phục hồi từ khi Gloria Macapagal-Arroyo lên làm tổng thống.

Hong Kong

Tháng 10 năm 1997, Dollar Hong Kong bị tấn công đầu cơ. Đồng tiền này vốn được neo vào Dollar Mỹ với tỷ giá 7,8 HKD/USD. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Hong Kong lại cao hơn ở Mỹ. Đây là cơ sở để cho giới đầu cơ tấn công. Nhờ có dự trữ ngoại tệ hùng hậu lên tới 80 tỷ USD vào thời điểm đó tương đương 700% lượng cung tiền M1 hay 45% lượng cung tiền M3, nên Cơ quan Tiền tệ Hong Kong đã dám chi hơn 1 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền của mình. Các thị trường chứng khoán ngày càng trở nên dễ đổ vỡ. Từ ngày 20 tháng 10 đến 23 tháng 10, Chỉ số Hang Seng đã giảm 23%.

Ngày 15 tháng 8 năm 1998, Hong Kong nâng lãi suất cho vay qua đêm từ 8% lên thành 23% và ngay lập tức nâng vọt lên 500%. Đồng thời, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong bắt đầu mua vào các loại cổ phiếu thành phần của Chỉ số Hang Seng để giảm áp lực giảm giá cổ phiếu. Cơ quan này và ông Donald Tsang, lúc đó là Bộ trưởng Tài chính và sau này làm Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, đã công khai tuyên chiến với giới đầu cơ. Chính quyền đã mua vào khoảng 120 tỷ Dollar Hong Kong (tương đương 15 tỷ Dollar Mỹ) các loại chứng khoán. Sau này, vào năm 2001, chính quyền đã bán ra số chứng khoáng này và thu lời khoảng 30 tỷ Dollar Hong Kong (khoảng 4 tỷ Dollar Mỹ).

Các hoạt động đầu cơ nhằm vào Dollar Hong Kong và thị trường chứng khoán của nước này đã ngừng lại vào tháng 9 năm 1998 chủ yếu do các nhà đầu cơ bị thiệt hại bởi chính sách điều tiết dòng vốn nước ngoài của chính phủ Malaysia và bởi sự sụp đổ của thị trường trái phiếu và tiền tệ ở Nga.
Tỷ giá neo giữa Dollar Hong Kong và Dollar Mỹ vẫn được bảo toàn ở mức 7,8 : 1.

Hàn Quốc

Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra. Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá. Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ.
Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD.

Malaysia

Ngay sau khi Thái Lan thả nổi đồng Baht (ngày 2 tháng 7 năm 1997), đồng Ringgit của Malaysia và thị trường chứng khoán Kuala Lumpur lập tức bị sức ép giảm giá mạnh. Ringgit đã giảm từ mức 3,75 Ringgit/Dollar Mỹ xuống còn 4,20 Ringgit/Dollar. Phần lớn sức ép giảm giá đối với Ringgit là từ việc buôn bán đồng tiền này trên thị trường tiền ở nước ngoài. Những người tham gia thị trường tiền duy trì tài khoản bằng đồng Ringgit ở trạng thái bán ra nhiều hơn mua vào với dự tính về sử giảm giá của đồng Ringgit trong tương lai. Kết quả là lãi suất trong nước của Malaysia giảm xuống khuyến khích dòng vốn chảy ra nước ngoài. Lượng vốn chảy ra đạt tới mức 24,6 tỷ Ringgit vào quý hai và quý ba năm 1997.

Indonesia

Tháng 7, khi Thái Lan thả nổi đồng Baht, cơ quan hữu trách tiền tệ của Indonesia đã nới rộng biên độ dao động của tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar Mỹ từ 8% lên 12%. Tháng 8, đồng Rupiah bị giới đầu cơ tấn công và đến ngày 14 thì chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý được thay thế bằng chế độ thả nổi hoàn toàn. Đồng Rupiah liên tục mất giá. IMF đã thu xếp một gói viện trợ tài chính khẩn cấp cho Indonesia lên tới 23 tỷ Dollar, nhưng Rupiah tiếp tục mất giá do đồng Rupiah bị bán ra ồ ạt và lượng cầu Dollar Mỹ ở Indonesia tăng vọt. Tháng 9, cả giá Rupiah lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm xuống mức thấp lịch sử.

Rupiah mất giá làm suy yếu bảng cân đối tài sản của các công ty Indonesia, đặc biệt là làm cho món nợ ngân hàng nước ngoài của các công ty tăng lên. Trước tình hình đó, nhiều công ty đẩy mạnh mua Dollar vào (có nghĩa là bán Rupiah ra) khiến cho nội tệ thêm mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt.

Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên. Tình trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát. Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội đã dẫn tới khủng hoảng chính trị. Giữa năm 1998, Suharto buộc phải từ chức tổng thống.
Trước khủng hoảng, tỷ giá hối đoái giữa Rupiah và Dollar vào khoảng 2000 : 1. Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ giá đã giảm xuống mức 18.000 : 1.

Do thay đổi tỷ giá hối đoái và do nhiều nhân tố khác, GDP theo Dollar Mỹ của Indonesia đã giảm đi.

Hậu quả

Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Khủng hoảng kinh tế còn dẫn tới mất ổn định chính trị với sự ra đi của Suharto ở Indonesia và Chavalit Yongchaiyudh ở Thái Lan. Tâm lý chống phương Tây gia tăng cùng với sự phê phán gay gắt nhằm vào George Soros và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Các phòng trào Hồi giáo và ly khai phát triển mạnh ở Indonesia khi chính quyền trung ương của nước này suy yếu.

Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này. Cuốn CIA World Fact Book cho biết thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD.

Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil. Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu giảm và do FDI vào giảm.

Ý nghĩa

Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.
Chính phủ nhiều nước đang phát triển cho rằng các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ. Do đó, nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này.

Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á, ...

Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ...

Các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng

Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Đông Á bị ảnh hưởng nặng đều tiến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương thức tăng trưởng kinh tế.

Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô

Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã và đang thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả. Cụ thể, các nước từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái neo và hướng tới chế độ mục tiêu lạm phát. Đồng thời, các nước nỗ lực gia tăng lượng dữ trự ngoại hối nhà nước của mình. Từ 1997 đến 2005, năm nước bị ảnh hưởng nặng nhất của khủng hoảng đã tăng lượng dự trữ ngoại hối của mình lên bốn lần, đạt 378 tỷ USD.

Cải cách khu vực tài chính

Các nước Đông Á đã thực thi các biện pháp, chính sách sau để cải cách khu vực tài chính: (1) Xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; (2) Đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, (3) Tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; (4) Đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; (5) Tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Yellen (2007) cho thấy các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v... Còn các ngân hàng Malaysia đã thay đổi tập quán cho vay của mình. Giờ đây, họ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa vay nhiều hơn.

Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp

Các nước Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp, củng cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài.

Cải cách các thị trường

Các nước Đông Á đã và đang phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình. Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp xí nghiệp của các nước Đông Á trở nên linh hoạt hơn.

Vực dậy bất động sản Việt Nam - Bài học tương tự của Thái Lan 1997

Nợ xấu hiện nay chưa hấp dẫn nhà đầu tư theo giá trị sổ sách vì giá thực tế đã xuống 30-40%. Thị trường sẽ không hồi phục nếu nợ xấu chưa được xử lý tại mức giá đủ thấp.

Vực dậy bất động sản: Bài học tình huống – Thái Lan 1997  
Khi kinh tế Châu Á lâm vào khủng hoảng vào năm 1997, thị trường bất động sản Thái Lan bắt đầu suy thoái. Khi đó thực trạng thị trường BĐS Thái Lan không khác nhiều so với Việt Nam hiện nay. Vậy họ đã làm gì để có thể vực dậy thị trường?

Vực dậy bất động sản: Bài học tình huống – Thái Lan 1997 (1)

Ông Chris Brown, CEO của Cushman & Wakefield Việt Nam vừa có một bản thuyết trình về trường hợp điển hình trong việc xử lý nợ xấu bất động sản, cũng như đề xuất những giải pháp lâu bền cho Việt Nam.

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thái Lan

Năm 1997, thị trường bất động sản Thái Lan bước vào giai đoạn khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Châu Á. Các TCTD tại Thái Lan khi đó gặp phải vấn đề về kiểm soát tín dụng, tín dụng nới lỏng, tỷ giá thả nổi,...dẫn đến BĐS tăng nóng và suy thoái.

GDP Thái Lan luôn trên 9% từ 1985 đến 1995, nhưng sau đó chỉ còn khoảng 4% vào giai đoạn khủng hoảng. Tháng 7/1997 Chính phủ Thái Lan phải thả nổi đồng Baht, và ngày lập tức nó mất giá tới 50%. Chỉ số thị trường chứng khoán sụt giảm từ 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD.

Từ đó, nợ xấu tại hệ thống ngân hàng bắt đầu gia tăng, vốn thực của các ngân hàng bị suy giảm. Các ngân hàng bắt đầu thắt chặt tín dụng dẫn đến thị trường bất động sản đóng băng, dự án không thể triển khai do thiếu vốn,…Việt Nam hiện nay đang gặp tình trạng tương tự như Thái Lan những năm 1997.

Vực dậy bất động sản: Bài học tình huống – Thái Lan 1997 (2)
Quá trình dẫn đến khủng hoảng và suy thoái thị trường BĐS

Lòng tin của người mua trên thị trường bất động sản Thái Lan cũng vì thế mà suy giảm nghiêm trọng. Thị trường Thái Lan suy thoái. Vào năm 2001, nợ xấu tại Thái Lan lên tới 47,7% trong tổng nợ.
Để vực dậy thị trường, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra hàng loạt các giải pháp mạnh. Trong đó, nhiều giải pháp tương tự như Việt Nam hiện đang áp dụng, tuy nhiên, nhìn vào cách thức thực hiện thì Thái Lan “mạnh tay” hơn nhiều.

Việt Nam đang đi theo hướng nào?

Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Công ty quản lý tài sản Quốc gia (VAMC) vào tháng 5/2013 và có hiệu lực vào tháng 7/2013 và một bước tiến quan trọng trong việc vực dậy thị trường BĐS đang suy thoái.
Những bước đi cũng như giải pháp của Việt Nam về cơ bản gần như giống với Thái Lan trong công cuộc xử lý nợ xấu vào những năm 1997, tuy nhiên, trong cách thức thực hiện có nhiều điểm khác nhau.

AMC của Thái Lan khi đó cũng mua lại các khoản nợ xấu từ các TCTD, nhưng hoạt động dựa trên nguyên tắc chia sẻ lời – lỗ giữa AMC và các TCTD bán nợ. Các dự án BĐS có tiềm năng sẽ được cơ quan này hỗ trợ phát triển, phối hợp với TCTD lớn cung cấp vốn để tiếp tục hoàn thiện, đầu tư và bán  ra thị trường trong thời gián sớm nhất.

Vực dậy bất động sản: Bài học tình huống – Thái Lan 1997 (3)
Quá trình vực dậy thị trường BĐS

Theo CEO của Cushman & Wakefiled, trong quá trình xử lý nợ xấu tại Thái Lan, vào năm 2001 nợ xấu được bán ở giá $0.25 trên $1.

Còn ở Việt Nam, cũng giống Thái Lan, VAMC mua lại nợ xấu từ các TCTD bằng giá trị sổ sách, VAMC phát hành trái phiếu cho ngân hàng. Ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho khoản nợ xấu này hàng năm. Khi trái phiếu hết hạn trong 5 năm thì nợ xấu không xác lập.

Việt Nam cũng đang thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS bằng cách bơm các gói tín dụng ra thị trường để người mua vay trung hạn với lãi suất thấp (gói 30.000 tỷ lãi suất 6%/năm trong 10 năm).

* Ngân hàng không hào hứng bán nợ xấu cho VAMC vì khoản trích lập 20%
*Nợ xấu chưa hấp dẫn nhà đầu tư theo giá sổ sách vì giá thực xuống 40%
Bên cạnh đó, giải pháp gia hạn các khoản nợ giữa chủ nợ và con nợ cũng đã được áp dụng. Hàng loạt các dự án đã được rà soát để chuyển đổi công năng, tạm dừng hay giãn tiến độ,…

Với hàng loạt giải pháp được đưa ra, thị trường BĐS Thái Lan đã chuyển từ “chạm đáy” sang “vực dậy”. Các dự án BĐS cao cấp dần chuyển hướng sang dự án trung cấp và tập trung vào người mua cuối cùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông được phát triển đồng bộ. Thị trường BĐS Thái Lan đã trở nên chuyên nghiệp hơn.

Vực dậy bất động sản: Bài học tình huống – Thái Lan 1997 (4)

Theo Cushman & Wakefield, nợ xấu hiện nay chưa hấp dẫn nhà đầu tư theo giá trị sổ sách vì giá thực tế đã xuống 30-40%. Thị trường sẽ không hồi phục nếu nợ xấu chưa được xử lý tại mức giá đủ thấp.

Công ty này đề xuất, nên chuyển đổi các khoản nợ xấu trên cơ sở giá trị thị trường, xác định rõ các khoản nợ xấu và tăng cường quyền lực, tài chính và tính chuyên nghiệp cho VAMC.

Cùng giống với những giải pháp tháo gỡ của Thái Lan, thị trường BĐS Việt Nam kỳ vọng sẽ vượt qua được khủng hoảng để đi lên bền vừng hơn, chuyên nghiệp hơn trong những năm tới.